Nơi sức khỏe phục hồi

Hien tuong chuot rut va cach xu ly

 

 

Chuột rút có thể gây nên những cơn đau bất thường và khiến bạn không thể kiểm soát được các cơ bắp của mình.

Một cơn đau do chuột rút bắp chân thường kéo dài vài phút. Mức độ nghiêm trọng của các cơn đau khác nhau, trong một số trường hợp có thể chỉ kéo dài vài giây, nhưng cũng có lúc cơn đau kéo dài đến 10 phút.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự chấm dứt những cơn chuột rút ngay tại nhà bằng những phương pháp cực kỳ đơn giản.

1. Chuột rút bắp chân là gì?

Chuột rút là một cơn co mạnh, đau đớn hoặc sự thắt chặt ở cơ đột ngột và kéo dài từ vài giây đến vài phút. Chuột rút thường xảy ra ở chân. Chuột rút vào ban đêm thường là những cơn co thắt bất thường, hoặc thắt chặt của các cơ bắp. 

Chuột rút bắp chân thường xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi, phổ biến nhất vào ban đêm khi ở trên giường và thường được gọi là chuột rút ban đêm. Chuột rút có thể làm bạn thức giấc và trở thành một điều cực kỳ khó chịu khi giấc ngủ thường xuyên bị quấy rầy. 

2. Thường xuyên chuột rút bắp chân cảnh báo điều gì?

Người ta thường nghĩ bị chuột rút bắp chân hay gặp ở các vận động viên, ở những người hay phải vận động cơ bắp nhiều hoặc khi ngày hôm đó bạn phải vận động nhiều hơn bình thường.

Tuy nhiên, có những lý do gây ra chuột rút mà bạn chắc chắn không thể ngờ tới. Đây cũng chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý tiêu cực:

Cơ thể mất nước:

Sự mất nước trong cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng của các tín hiệu điện và ion. Vì vậy, tại thời điểm này, cơ thể không biết tín hiệu là từ não hay chỉ vì có sự mất cân bằng điện xung quanh tế bào, dẫn đến các cơ bị rối loạn và co rút không thể báo trước.

Bạn hãy phòng ngừa tình trạng này bằng cách uống nhiều nước, mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước và bổ sung các chất điện giải.

Uống mỗi ngày 1,5 đến 2 lít nước để phòng tránh tình trạng chuột rút bắp chân

-> Tham khảo: https://massagecotruyen.page.tl/Cac-cach-lam-trang-rang-hieu-qua.htm

Giữ nguyên một tư thế quá lâu:

Điều này dễ kiểm chứng nhất khi bạn phải ngồi làm việc hoặc đứng nguyên một vị trí trong thời gian lâu dài. Các bó cơ trong thời gian này bị căng ra và khi bạn đột ngột di chuyển chúng bị co lại một cách bất ngờ, gây nên cơn chuột rút ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chuột rút lưng, bắp chân, mông,…

 

Dây thần kinh bị chèn ép:

Bất cứ điều gì cũng có thể khiến một dây thần kinh bị chèn ép như thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, hẹp đốt sống thắt lưng… đều có thể gây kích thích dây thần kinh dẫn đến chuột rút.

Nếu bạn có thể đi bộ ở tư thế hơi cong người, chẳng hạn như tư thế khi đẩy một giỏ hàng đi trước sẽ giúp cải thiện và ngăn ngừa sự xuất hiện của tình trạng chuột rút.

Thiếu canxi khi mang thai:

Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút. Triệu chứng chuột rút này thường xảy ra ở khu vực bắp chân và khởi phát vào ban đêm trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị chuột rút bắp chân hoặc các cơ quan khác là do sự thiếu hụt calcium, photpho, magnesium, do sức nặng và độ lớn của tử cung chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới hoặc do các cơ ở chi dưới phải mang sức nặng của cơ thể, do trọng lượng của thai nhi.

 Thiếu máu/rối loạn tuần hoàn máu:

Đây là lý do có thể gây chuột rút cơ. Thiếu máu nghĩa là bạn không có đủ lượng máu đến bàn chân, cánh tay và các bộ phận khác trong cơ thể khiến bạn bị chuột rút bàn chân, cánh tay,… dẫn đến đau đớn.

 Chuột rút chân tự phát:

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân không được tìm ra. Một giả thuyết cho rằng chuột rút chân xảy ra khi một cơ bắp ở một vị trí rút ngắn và bị kích thích co cơ. Khi cơ bắp bị rút ngắn, co rút tiếp tục có thể khiến cơ bắp bị co thắt.

Điều này thường xảy ra vào ban đêm trên giường, như vị trí tự nhiên chúng ta nằm với đầu gối hơi cong (uốn cong), và với bàn chân chỉ hơi xuống. Ở vị trí này cơ bắp chân là tương đối ngắn và có thể dễ bị chuột rút.

Vì thế, khi gặp quá nhiều tình huống chuột rút bất ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác, đồng thời tìm cách khắc phục triệu chứng đau đớn, khó chịu này.

-> Xem thêm: massage toàn thân cho nam

3. Một số phương pháp trị hiện tượng chuột rút

 Bổ sung magie:

Magie đã được khuyên dùng để điều trị chuột rút ở phụ nữ mang thai, nhưng các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn nữa để đảm bảo về việc sử dụng magie là an toàn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ chất bổ sung nào nếu bạn mang thai.

Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút và chỉ là những triệu chứng chuột rút thông thường, bạn có thể thử thêm magie vào chế độ ăn uống. Quả hạch và các loại hạt là những nguồn cung cấp magiê tuyệt vời.

 Ngâm nước nóng:

Điều trị chuột rút bằng cách ngâm nước nóng cũng khá phổ biến đấy.

Nhiều chuyên gia như huấn luyện viên hay các nhà vật lý trị liệu cũng khuyên bạn thoa muối Epsom lên một tấm vải ướt và ép chặt vào vùng cơ bị chuột rút, hoặc bạn có thể thêm muối vào bồn tắm nước nóng để ngâm vùng cơ bị chuột rút.

 Uống nhiều nước:

Một cách nữa có thể ngăn chặn tình trạng chuột rút là dưỡng ẩm cho cơ thể. Bạn sẽ mất nhiều thời gian để xử lý cơn đau của mình, nhưng khi bạn đã uống nước hoặc một thức uống thể thao với chất điện giải, bạn có thể ngăn ngừa một cơn chuột rút khác.

Đi lại:

Việc đi lại thường xuyên giúp các cơ chân hoạt động cũng là một biện pháp giúp bạn tránh được hiện tượng chuột rút. Bạn cũng nên đi massage thường xuyên, đây là một ý tưởng tuyệt vời cho dù bạn có bị chuột rút hay không.

 Anspa
http://anspamassage.vn/

Lô 4-A9.4 đường 2/9 phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
hotro@anspamassage.vn
08-88-49-89-89

This website was created for free with Own-Free-Website.com. Would you also like to have your own website?
Sign up for free